Ăn bơ ghee ở mức độ vừa phải để không gây hại cho sức khỏe.

Bơ ghee có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên ăn loại bơ này. Dưới đây là những tình trạng sức khỏe mà bạn nên tránh dùng bơ ghee.

Dị ứng với sữa

Vì bơ ghee là một sản phẩm làm từ sữa nên những người bị dị ứng sữa không nên hoặc chỉ nên tiêu thụ nó ở mức độ vừa phải. Các triệu chứng như phát ban, nổi mề đay, nôn mửa hoặc tiêu chảy có khả năng xuất hiện khi ăn bơ ghee.

Mắc bệnh tim

Cholesterol bị oxy hóa trong bơ ghee có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, kể cả bệnh tim. Ngoài ra, sự có mặt của axit béo trong bơ cũng làm tăng nguy cơ đau tim.

Các bệnh liên quan đến gan

Bơ ghee không phải là lý do gây ra các vấn đề về gan nhưng nếu đã mắc các bệnh liên quan đến gan như vàng da, gan nhiễm mỡ, các bệnh về đường tiêu hóa thì tốt nhất nên tránh dùng loại bơ này. Tuy nhiên, tiêu thụ bơ ghee với mức độ vừa phải sẽ không gây ra vấn đề gì cho gan.

Béo phì

Nếu bạn đang ăn kiêng giảm cân, tiêu thụ hai muỗng cà phê bơ ghee mỗi ngày là vừa phải. Bơ ghee giúp giảm cân nhưng nó vẫn là một loại thực phẩm giàu calo và tiêu thụ quá mức có thể gây béo phì. Vì vậy, loại bơ này không được khuyến khích sử dụng cho những người bị béo phì.

Phụ nữ mang thai có vấn đề về tiêu hóa

Nên tránh hoặc tiêu thụ bơ ghee một cách thận trọng nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng hoặc táo bón. Phụ nữ mang thai nên giảm tiêu thụ bơ ghee vì họ thường xuyên mắc các chứng khó tiêu và đầy hơi.

THIỆN NHÂN (THEO HEALTHSHOTS)

mì Quảng giò heo

Thay vì nấu kèm với tôm, sườn non hay gà, bạn có thể làm mới món mì Quảng quen thuộc bằng cách nấu với giò heo vừa béo ngậy vừa thơm ngon.

Nguyên liệu:

– 1 kg giò heo, 150 g tôm sú. 200 g thịt ba rọi; 200 g thịt nạc xay.

– 1,5 kg mì Quảng (6 người ăn). Bánh tráng nướng, 1 củ sắn nước.

– 1 bắp cải caron, giá tươi, húng quế, húng thơm. Đường, màu hạt điều, hạt nêm, muối, đậu phụng, ớt.

mi-1-1378177550.jpg
Mì Quảng nấu kèm với giò heo khi ăn có cái giòn sần sật của giò vừa béo vừa ngon miệng. Bên cạnh đó, bát mì vẫn giữ được hương vị thơm ngon, đậm đà đặc trưng của bát mì Quảng truyền thống.

Cách chế biến:

mi-4-1378177552.jpg

– Giò heo thái khúc vừa ăn, rửa sạch với nước muối, chần qua với nước sôi. Sau đó cho vào nồi luộc chín tái. Tôm cắt bỏ râu, rửa sạch, luộc chín.

mi-7-1378177552.jpg

– Thịt ba rọi rửa sạch, thái lát vừa ăn rồi cho lên chảo xào săn lại là được.

mi-2-1378177552.jpg

– Củ sắn nước gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi rồi bằm nhỏ. Đặt chảo lên bếp, cho củ sắn vào xào chín với ít hạt nêm, đường, dầu hạt điều.

mi-5-1378177553.jpg

– Tiếp đến cho thịt nạc xay vào xào chín.

mi-3-1378177553.jpg

– Cho hỗn hợp vừa xào vào nước luộc giò, tiếp đến cho thêm thịt ba rọi, giò heo vào ninh chín mềm. Nêm gia vị lại vừa ăn là được.

mi-6-1378177553.jpg

– Chần sợi mì sơ qua nước sôi rồi cho vào bát.

mi-9-1378177554.jpg

– Xếp tôm, giò heo lên trên, chan nước dùng vào, rắc lên bề mặt ít hành lá, đậu phộng và ớt thái lát, dùng kèm với bánh tráng nướng.

mi-8-1378177554.jpg

– Rau sống ăn kèm là cải caron thái sợi, các loại rau thơm thái nhỏ và giá tươi.

Khánh Hòa

Lẩu vịt om sấu

Nguyên liệu:

– 1/2 con vịt cỏ, 10 quả sấu xanh.

– 1 bó rau muống, 1 củ khoai môn, 1 kg mì chũ hoặc bún tươi.

– Ớt, ngò om, hạt nêm, muối, đường, tiêu.

vit-3-1378459520.jpg

Cách chế biến:

– Vịt rửa sạch với nước muối, rửa lại với rượu trắng để không bị hôi. Để ráo nước, thái thành từng khúc vừa ăn rồi ướp với gia vị hạt nêm, muối, tiêu, đường trong khoảng 15 phút.

– Sấu xanh cạo vỏ, rửa sạch. Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa sạch thái quân cờ.

– Phi thơm hành, cho thịt vịt vào xào săn, tiếp đến cho sấu vào đảo sơ. Cho nước lọc, khoai môn vào rồi đun chín. Nêm lại gia vị vừa ăn.

– Lẩu vịt om sấu ăn kèm với rau muống, mì chũ hoặc bún tươi.

Mì vịt tiềm

Nguyên liệu:

– 2 đùi vịt làm sạch, 500 g xương heo ninh lấy nước dùng.

– 2 hoa hồi, 3 đinh hương, 1 nhánh quế, ít vỏ quýt khô, 10 tai nấm đông cô, nước tương, gừng, hạt nêm, muối, đường.

– 4 vắt mì trứng sợi nhỏ, 1 bó cải thìa hoặc cải ngọt tùy ý thích.

vit-4-1378459520.jpg

Cách chế biến:

– Đùi vịt rửa sạch, chà xát lại với rượu trắng, dùng khăn sạch lau khô. Ướp với tỏi băm, hạt tiêu, nước tương, muối, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho thấm. Sau đó chiên vàng.

– Nấm đông cô ngâm với nước ấm cho mềm, cắt bỏ cuống. Các hương liệu cho vào chảo rang thơm. Cải thìa, hành lá rửa sạch. Xương heo rửa sạch, cho vào ninh lấy nước dùng. Vớt bỏ xương heo, gừng để vỏ, rửa sạch và nướng vàng cho vào nước dùng.

– Các loại hương liệu sau khi rang cho vào túi vải cột chặt rồi thả vào nước dùng. Sau đó cho đùi vịt đã chiên vàng vào nấu mềm, tiếp đến cho nấm đông cô vào. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.

– Mì trứng chần sơ qua nước sôi cho mềm rồi vớt ra rổ để ráo. Cải thìa cho vào nồi luộc chín với ít dầu ăn và ít muối để cải bóng. Cải chín vớt ra cho ngay vào nước lạnh để cải giữ được màu xanh đẹp mắt.

– Cho mì vào bát, xếp đùi vịt lên trên, thêm cải thìa, tai nấm, hành lá thái nhỏ, chan nước dùng vào là bạn đã có bát mì vịt tiềm thơm ngon, nóng hổi cho cả nhà cùng thưởng thức.

Vịt nấu chao

Nguyên liệu:

– 1/2 con vịt cỏ (khoảng 600 g).

– Chao đỏ 4 miếng; chao trắng 4 miếng. 1 củ khoai môn, 1 trái dừa tươi.

– Các loại gia vị như: đường, hạt nêm, tỏi, ớt, tiêu, hành, dầu hạt điều…

vit nau chao

 
– Khoai môn gọt vỏ, thái quân cờ. Bạn nhớ ngâm khoai trong nước sạch để cho hết nhựa và không bị thâm đen.Cách chế biến:

– Vịt rửa sạch, rửa lại với rượu trắng và gừng để khử mùi. Chặt vịt thành từng khúc vừa ăn, ướp với các loại gia vị như hành tím, tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, tiêu, dầu hạt điều, chao đỏ và chao trắng, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

– Vịt sau khi ướp được xào sơ cho thịt hơi săn lại. Cho nước dừa tươi vào nấu nhỏ lửa đến khi vịt chín mềm.

– Cuối cùng cho khoai môn vào nấu đến khi khoai chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn là được. Vịt nấu chao ngon nhất là dùng ngay khi còn nóng và ăn kèm với bún tươi.

Theo http://www.mangnoitro.com/